Theo bác sĩ Lê Thân, Bệnh viện Y học Cổ truyền Quảng Nam, tác giả sách “Chữa bệnh cho mẹ”, sỏi đường tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo) thuộc phạm trù chứng sa lâm (sỏi nhỏ như cát), thạch lâm (sỏi có kích thước lớn) của ngũ lâm chứng.
- Nguyên nhân do thường ngày ăn nhiều thức ăn cay nóng, hoá nhiệt thấp sinh, uất kết lâu ngày rồi dồn xuống bàng quang làm cho khí hoá trở trệ không thông.
- Do phòng sự (quan hệ tình dục) quá độ, làm thận âm hao tổn, âm hư gây hỏa động, ảnh hưởng đến tác dụng khí hóa của bàng quang, làm cho tạp chất của nước tiểu kết lại mà thành sỏi.
Cách chữa tùy theo thể bệnh, thời gian chữa thường kéo dài, có thể làm sỏi nhỏ lại tự tiêu hoặc đi tiểu ra sỏi; có thể gây thay đổi cơ địa, làm sỏi không tái phát, sau khi sỏi được đi tiểu ra hoặc phẫu thuật lấy sỏi ra.
Nếu điều trị bằng Đông y, kích thước sỏi ≤ 1cm ở niệu quản; Trên phim sỏi tương đối nhẵn; Người bệnh mắc bệnh ≤ 5 năm; Nhiều sỏi, mổ hoặc tán sỏi không hết; Công năng của thận bình thường hoặc tổn thương nhẹ, sỏi thường 1 bên; Người bệnh không chịu nổi phẫu thuật vì tuổi cao, toàn trạng suy yếu…
Một số cách chữa đơn giản bằng thuốc Nam
- Chọn trái chuối chát (chuối hột) thật chín, lấy hạt phơi khô, tán nhỏ; hàng ngày lấy 7 muỗng cà phê bột hột chuối chát, cho vào 2 lít nước nấu lửa nhỏ, khi còn khoảng 2/3 lượng nước là được, uống thay nước trà, uống 1 đợt 2 – 3 tháng; cho kết quả khá tốt.
- Trái chuối chát xắt lát mỏng, sao vàng hạ thổ, mỗi ngày lấy một nắm tay người lớn (chừng 1 trái), sắc với 3 – 4 chén nước, uống vào lúc no. Lấy trái chuối xanh đang chuyển sang già, xắt lát sao vàng hạ thổ, ngâm rượu uống sau bữa ăn, mỗi lần 1 ly nhỏ.
- Lấy 1 trái thơm (dứa) để nguyên vỏ, khoét ở cuống một lỗ nhỏ, lấy 7 – 8g phèn chua giã nhỏ nhét vào, dùng thân thơm vừa khoét đậy lại, đem nướng trên than hồng (hoặc vùi vào lửa) cho cháy xém hết vỏ, thịt trái thơm chín mềm, để nguội vắt lấy nước uống, mỗi ngày uống nước của 1 trái, sỏi tiết niệu sẽ bị bào mòn dần và có thể tan hết, nếu sỏi nhỏ thì có thể tiểu tiện ra được.
- Trái dứa (thơm) xắt miếng, nấu nhừ với 0,5g phèn chua trong 2 – 3 giờ, ăn cái uống nước trong 1 ngày; các cách này dùng 1 đợt khoảng 7 ngày.
- Rễ cây dứa (thơm) rửa sạch, phơi khô, sao lên nấu nước uống hằng ngày.
- Uống dịch ép lá và trái dứa (thơm) chưa chín mỗi ngày 20 – 30g.
- Nhưng cũng có vài cách đơn giản có thể tự áp dụng được như màng mề gà bột 30g, mề vịt xắt mỏng 30g, măng 200g, mộc nhĩ đen 30g, gừng tươi 10g, hành 20g, dầu ăn 50g, rượu trắng 20g; cho tất cả vào xào ăn, ăn với 2 bữa cơm chính.
- Trái đu đủ còn xanh, vừa đủ ăn cho 1 người, cắt đầu đuôi, khoét bỏ hột đi, giữ nguyên vỏ, bỏ chút muối vô trong, nấu cách thủy cho mềm, để nguội ăn hết cả vỏ, nên ăn sau bữa ăn để khỏi ảnh hưởng dạ dày; nếu là trái lớn có thể ăn ngày hôm sau, nên tìm trái nhỏ ăn 1 ngày thì tốt hơn; ăn trong 1 tuần.
- Thịt bí đao, mã đề, kim tiền thảo, rễ cỏ tranh mỗi thứ 15g; cho vào 800ml nước, nấu sôi còn 300ml, bỏ bã mà uống, ngày một thang chia 2 lần.
- Râu bắp 60g, lá bầu 30g rửa sạch, xắt nhỏ cho vào nồi thêm 400ml nước nấu sôi, còn 250ml nước chia 3 – 4 lần uống trong ngày, uống 7 – 8 ngày.
- Kim tiền thảo 30g, râu bắp 50g, nhân trần 25g, bồ công anh 25g; sắc uống chia 2 – 3 lần trong ngày
- Măng tre (lột bỏ vỏ) 120g, rau mã đề 120g hãm uống trong 1 ngày.
- Giá đậu xanh 100g, trạch tả 18g, đậu đỏ 30g, sắc uống trong 1 ngày.
- Râu bắp 30 – 60g, trai 50 – 200g, hai thứ đem hầm nhừ, bỏ bã râu bắp, ăn thịt trai và uống nước.
- Bài thuốc nam sau dưới dạng sắc hoặc hãm như trà uống:
1. Kim tiền thảo 15 – 30g.
2. Rễ cỏ tranh 30 – 60g.
3. Toàn cây rau mèo 30g.
4. Vỏ quả cau 10g.
5. Liên kiều 10 – 30g.
6. Mã đề toàn cây 10 – 20g nếu dùng hạt thì từ 6 – 12g.
7. Hạt bo bo 20 – 30g.
8. Râu ngô 60g.
9. Vỏ rễ cây lựu 30 – 60g.
10. Hạ khô thảo 30g.
11. Rễ dứa dại 6 – 10g nếu dùng đọt non từ 15 – 20g
Lưu ý: Tất cả liều lượng trên dùng cho 1 ngày (không để sang ngày hôm sau)
Your comment